Bạn là một nhà đầu tư nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ vốn hóa thị trường là gì? Trong khi đây lại là một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất khi doanh nghiệp tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu không hiểu được khái niệm này, bạn sẽ có thể đánh giá được đúng quy mô, mức độ phát triển cũng như tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, bài viết hôm nay của chúng tôi friendsofthekaren sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vốn hóa thị trường. Cùng tham khảo nhé!
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường được hiểu là tổng giá trị của các cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường.
– Trong khi đó giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp trong những thời điểm khác nhau là khác nhau, phụ thuộc giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Còn giá cổ phiếu của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Như vậy, dựa vào khái niệm chúng ta có thể suy luận được công thức tính vốn hóa thị trường của doanh nghiệp sẽ là:
– Giá trị vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu phổ thông x Giá trị của 1 cổ phiếu.
+) Ví dụ: Tính đến tháng 3/2021, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk đang có khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường là 2.089.955.445 cổ phiếu với giá mỗi cổ phiếu là 102.100 đồng. Như vậy, giá trị vốn hóa thị trường của Công ty được tính là:
Giá trị vốn hóa của công ty = 2.089.955.455 x 102.100= 213.384 tỷ đồng
Phân loại doanh nghiệp VN theo giá trị vốn hóa thị trường
Việc phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa là cơ sở cho các nhà đầu tư dựa trên đặc điểm của từng loại để đưa ra những chiến lược đầu tư hợp lý. Ở Việt Nam, dựa vào giá trị vốn hóa thị trường, các doanh nghiệp được phân chia thành 4 loại như sau:
- Doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn: Đây là những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn 10.000 tỷ VNĐ
- Doanh nghiệp trung bình: Là những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường nằm trong khoảng từ 1.000 tỷ VNĐ đến 10.000 tỷ VNĐ
- Doanh nghiệp nhỏ: Bao gồm những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường từ 100 tỷ cho đến 1.000 tỷ VNĐ.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa dưới 100 tỷ được gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Các yếu tố quyết định giá trị vốn hóa thị trường của 1 doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, họ luôn hy vọng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp càng lớn càng tốt. Thế nhưng không phải lúc nào giá trị vốn hóa cũng cao như mong đợi mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp
– Giá cổ phiếu của doanh nghiệp luôn biến động theo thị trường, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình kinh tế, chính trị của đất nước trong giai đoạn hiện nay…. Sự biến động của giá cổ phiếu chính là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
– Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng chỉ những cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường mới ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp mà không tính đến cổ phiếu ưu đãi. Bởi lẽ, chỉ có người sở hữu cổ phiếu phố thông mới có quyền tham gia vào điều hành công ty.
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường
Ngoài giá trị cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp. Trong trường hợp giá cổ phiếu cố định thì doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu đang lưu hành càng nhiều, giá trị vốn hóa càng lớn.
Chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa hiệu quả
Hiện nay, các nhà đầu tư thường dựa vào giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp để đưa ra chiến lược đầu tư thích hợp. Chiến lược đầu tư đó phụ thuộc vào từng danh mục cụ thể
- Đối với những công ty có giá trị vốn hóa lớn
Công ty có giá trị vốn hóa lớn thường là những công ty đã thành lập từ lâu, quy mô lớn. Khi đầu tư vào những công ty này, các nhà đầu tư khó có thể thu được nguồn lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, các công ty có mức chi trả lợi tức ổn định, tạo được sự an toàn cho nhà đầu tư.
- Đầu tư vào công ty có giá trị vốn hóa trung bình
Công ty có giá trị vốn hóa trung bình hầu hết là các công ty mới thành lập, đang trong quá trình mở rộng quy mô và phát triển thị trường. Đầu tư vào những công ty này có mức độ rủi ro cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, rủi ro càng lớn lợi nhuận càng cao. Nhà đầu tư có thể thu về được nguồn lợi nhuận khổng lồ nhờ tiềm năng phát triển của công ty.
- Đầu tư cho công ty có giá trị vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ
Các công ty này thường mới thành lập với mục tiêu hướng đến thị trường ngách nên có quy mô nhỏ và cũng nhạy cảm hơn trong nền kinh tế. Trong trường hợp đầu tư vào các công ty nhỏ này, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro, giá cổ phiếu tăng giảm khó có thể phân tích được. Tuy nhiên, một khi thành công, khoản lợi nhuận mà bạn thu được chắc chắn sẽ hơn cả ngoài mong đợi.
Kết luận
Như vậy là qua những thông tin mà bài viết cung cấp bạn đã hiểu được vốn hóa thị trường là gì, phân loại doanh nghiệp Việt Nam theo giá trị vốn hóa thị trường, những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa cũng như chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa hiệu quả rồi. Hy vọng rằng, bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp bạn đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn và đem về lợi nhuận cho mình.