Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát hành thương phiếu với mục đích huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các thương phiếu thường có mệnh giá và lãi suất chiết khấu cụ thể. Vậy thương phiếu là gì? Cách phân loại thương phiếu và đặc điểm của nó là gì? Khi nào doanh nghiệp nên phát hành thương phiếu? Tất cả sẽ được friendsofthekaren.org giải đáp ngay sau đây.
Thương phiếu là gì?
Thương phiếu (Commercial paper) là một loại giấy chứng nhận ghi nợ được các công ty, doanh nghiệp có uy tín phát hành với mục đích vay vốn trên thị trường tài chính. Thương phiếu được xem như một chứng chỉ có giá trong đó công ty vay vốn cam kết trả nợ số tiền xác định theo đúng thời gian quy định.
Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn thì ngoài sự tin tưởng của đôi bên thì cần phải có căn cứ pháp lý cụ thể là giấy chứng nhận nợ. Giấy chứng nhận này có thể do bên nợ lập để cam kết trả tiền đúng hạn hoặc do bên chủ nợ lập để đòi nợ.
>> Xem thêm: Lưu ký chứng khoán là gì?
Phân loại thương phiếu
Hiện nay, có 2 loại thương phiếu phổ biến đó là hối phiếu và lệnh phiếu.
1. Hối phiếu
Hối phiếu là một loại chứng chỉ có giá được người ký phát lập và yêu cầu người bị ký phải thanh toán một khoản tiền nào đó đúng thời hạn trong tương lai.
Trong hối phiếu lại được chia thành 2 loại là hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ.
- Hối phiếu đòi nợ là loại giấy tờ được lập bởi người ký phát yêu cầu người bị ký phải hoàn thành thanh toán số tiền trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá được lập bởi người phát hành, cam kết sẽ thanh toán không điều kiện một số tiền trong một thời hạn nào đó.
2. Lệnh phiếu
Lệnh phiếu cũng là một chứng chỉ có giá được lập bởi người phát hành, cam kết thanh toán một số tiền xác định cho người thụ hưởng trong tương lai trong một thời gian xác định.
Lệnh phiếu phải nên rõ số tiền thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán, tên, địa chỉ, chữ ký của người phát hành cũng như tên và địa chỉ của người thụ hưởng.
Đặc điểm của thương phiếu
Để phân biệt thương phiếu với các loại chứng chỉ khác thì mọi người cũng phải nắm được một số đặc điểm của thương phiếu như sau:
- Chủ thể phát hành thương phiếu là các công ty, doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã.
- Thời hạn thanh toán của thương phiếu là ngắn hạn và sẽ do người thụ hưởng và người phát hành quyết định, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nếu ngày thanh toán trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì sẽ được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo.
- Hình thức phát hành của thương phiếu là theo hình thức chiết khấu. Theo đó, giá bán sẽ thấp hơn mệnh giá của thương phiếu và người sở hữu thương phiếu sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá này.
- Thương phiếu phải được lập dựa trên mẫu có sẵn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và phải viết bằng tiếng Việt. Mệnh giá thương phiếu phải được viết bằng cả chữ và số. Trong trường hợp thương phiếu có thêm yếu tố nước ngoài thì phải được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phạm vi điều chỉnh của thương phiếu là điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh truy đòi, khởi kiện, cầm cố thương phiếu tại nước CHXHCN Việt Nam.
Ưu – Nhược điểm của thương phiếu
Thương phiếu là công cụ dùng để huy động vốn trên thị trường tài chính. Vì vậy hình thức này cũng sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Muốn biết đó là gì thì hãy theo dõi ngay phần dưới đây của chúng tôi.
1. Ưu điểm của thương phiếu
- Đầu tiên, thương phiếu là một công cụ tín dụng được sử dụng thay thế cho tiền mặt. Chính vì vậy mà thương phiếu giúp cho thị trường tiền tệ được ổn định hơn.
- Bên cạnh đó thì thương phiếu còn được xem là một văn bản pháp lý nhằm xác định quan hệ mua bán chịu nên giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
- Thương phiếu có tính thanh khoản cao bởi nó được xem là một tài sản đảm bảo chắc chắn.
- Trong trường hợp một người đi vay vốn tại các ngân hàng và được nhận nợ bằng lệnh phiếu thì ngân hàng có thể lựa chọn bán khoản nợ này cho một ngân hàng khác để có thể thu nợ trước thời hạn.
- Ngân hàng có thể làm tăng thu nhập cho mình bằng việc bảo lãnh, thu hộ thương phiếu.
2. Nhược điểm của thương phiếu
- Thương phiếu không thể phát hành với số lượng quá lớn và thời gian mua bán chịu cũng chỉ trong ngắn hạn.
- Quan hệ mua bán chịu thông qua việc phát hành thương phiếu chỉ có thể thực hiện giữa các công ty, doanh nghiệp có sự tín nhiệm và thường xuyên giao dịch với nhau.
- Bên cạnh đó, thì có rất nhiều trường hợp, hai công ty cùng bắt tay nhau để lập ra thương phiếu khống mà trên thực tế không hề diễn ra quá trình mua bán chịu nào, rồi sau đó đưa đến ngân hàng để xin cầm cố hoặc chiết khấu.
Khi nào doanh nghiệp nên phát hành thương phiếu
Sau khi tham khảo tất cả những phần ở trên của bài viết, nhiều người thắc mắc, tại sao các công ty, doanh nghiệp không lựa chọn huy động vốn bằng các phương pháp khác như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… mà lại lựa chọn phát hành thương phiếu.
Câu trả lời là khi doanh nghiệp cần ngay một số lượng vốn lớn mà các thủ tục vay vốn ngân hàng hay các phương án khác quá lằng nhằng và mất nhiều thời gian. Doanh nghiệp không có đủ vốn để xoay vòng cho hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời. Lúc này thì phát hành thương phiếu là lựa chọn phù hợp nhất.
Kết luận
Qua những chia sẻ trong bài viết trên chắc chắn bạn đọc đã hiểu thương phiếu là gì, phân loại thương phiếu, đặc điểm thương phiếu, ưu nhược điểm của thương phiếu. Từ đó có thể sử dụng công cụ tài chính này một cách hiệu quả để khắc phục tiền vốn trước mắt.