ROE (Return On Equity – lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là một trong những chỉ số quan trọng, dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn. Khi hiểu rõ chỉ số ROE là gì, cách tính ROE sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng, mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng ngành. Trong phạm vi bài viết này, friendsofthekaren.org sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về chỉ số ROE. Mời các bạn cùng theo dõi1
ROE là gì?
ROE là viết tắt của Return On Equity, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Chỉ số ROE đo lường khả năng sinh lời khi đầu tư vào một hạng mục, dự án nào đó trên mỗi đồng vốn bỏ ra.
Chỉ số này được thể hiện thông qua lợi nhuận ròng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
>> Xem thêm: Vốn hóa thị trường là gì?
Cách tính ROE
Từ khái niệm trên, chúng ta có công thức tính ROE như sau:
Ví dụ: Bạn bỏ ra 10 đồng vốn để đầu tư vào một dự án. Sau một thời gian thì lợi nhuận sau thuế mà bạn thu được là 2 đồng thì ROE được tính như sau:
ROE = 2/10 x 100% = 20%
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE được các nhà đầu tư quan tâm vì nó có những ý nghĩa sau:
- Chỉ số ROE là một trong những thước đo quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hay nói cách khác chỉ số này giúp bạn biết được 1 đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, tiềm năng phát triển càng lớn. Với những doanh nghiệp có ROE cao đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu cũng cao, các nhà đầu tư sẽ ưa chuộng đầu tư hơn.
- Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đem chỉ số này so sánh với mức lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại.
-> Khi ROE cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại tức là công ty đã làm ăn có lãi. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta cũng nên đánh giá xem công ty có vay ngân hàng không và đã vay bao nhiêu, công ty đã thực sự tận dụng được hết nguồn vốn bỏ ra, những lợi thế của thị trường hay chưa, công ty có khả năng tăng trưởng ROE hay không để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng vốn.
-> Ngược lại, khi ROE thấp hơn hoặc ngang bằng so với mức lãi suất ngân hàng thì lợi nhuận công ty tạo ra cũng chỉ đủ hoặc thậm chí không đủ để trả lãi vay ngân hàng.
- Mặt khác, nếu một công ty duy trì được mức ROE cao trong thời gian dài chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nổi bật hơn hẳn hoặc công ty độc quyền. Các nhà đầu tư nên bỏ vốn vào những công ty này.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Thông thường, chỉ số ROE tốt sẽ cao hơn mức lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, công ty có đủ năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế phải đảm bảo chỉ số ROE tối thiểu là 15%.
Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ thông qua ROE của 1 năm nhất định mà đánh giá ngay năng lực của công ty. Theo quan điểm cá nhân của người viết, tôi cho rằng, một công ty thực sự có năng lực, chiếm được chỗ đứng nhất định trên thị trường khi có chỉ số ROE lớn hơn 20% trong khoảng 3 năm liên tiếp.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng nên nhìn nhận về xu hướng biến động của ROE doanh nghiệp trong tương lai, những tiêu chí về thị trường, chính sách kinh tế – chính trị… để có cái nhìn toàn diện hơn về mức độ phát triển của doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Lợi ích của việc tính toán ROE
Thông qua việc tính toán chỉ số ROE, các nhà đầu tư có thể thu về rất nhiều lợi ích. Cụ thể là những lợi ích sau:
- Tính toán được tốc độ tăng trưởng của công ty
Bạn hoàn toàn có thể tính được tốc độ tăng trưởng của công ty thông qua công thức:
Tốc độ tăng trưởng = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Trong đó: Tỷ lệ tái đầu tư = 1 – tỷ lệ chi trả cổ tức
- Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho các cổ đông
Thông qua việc đánh giá chỉ số ROE với chi phí sử dụng vốn cổ đông, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bỏ vốn của mình. Trong trường hợp, ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông, nhà đầu tư không nên tiếp tục kỳ vọng vào doanh nghiệp này bởi bạn chỉ đang chịu thiệt mà thôi.
- Thông qua ROE nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Bạn có thể nhận diện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh chỉ số ROE của doanh nghiệp với ROE chung của toàn ngành. Trong trường hợp ROE của doanh nghiệp cao hơn hẳn thì quyết định đầu tư của bạn là hoàn toàn đúng đắn.
Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE
ROE là thước đo hữu ích giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của mình đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh đầu tư trong tương lai. Thế nhưng, không phải vì thế mà chỉ số này không có hạn chế đâu nhé. Trên thực tế, chỉ số ROE vẫn còn tồn tại một số bất lợi, hạn chế như sau:
- ROE thường bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán:
Điều này xảy ra khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm nguồn vốn vào quỹ dự phòng. Nguồn vốn dự phòng này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, từ đó làm thay đổi chỉ số ROE.
Mặt khác, trong trường hợp công ty tự thu mua lại cổ phiếu của mình đang lưu hành trên thị trường cũng khiến lượng cổ phiếu giảm xuống, tỷ số ROE sẽ tăng lên theo đúng ý muốn của chủ công ty.
- Chỉ số ROE không ổn định
Chỉ số ROE không ổn định là do sự bất thường trong lợi nhuận của công ty. Trong khi lợi nhuận hàng quý, hàng năm của công ty là không giống nhau do thị trường hoặc chính sách phát triển trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy mà nhà đầu tư rất khó để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng của công ty.
- ROE không tính đến các yếu tố tài sản vô hình
Trong cách tính ROE chỉ chú ý đến 2 yếu tố là lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu mà không quan tâm đến các yếu tố tài sản vô hình như bản quyền, nhãn hiệu, phát minh sáng chế…Từ đó sẽ làm cho phép tính bị sai lệch và khó so sánh được đúng đắn lợi thế của từng công ty.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin chi thiết về chỉ số ROE là gì, cách tính ROE và một số ý nghĩa của việc tính toán ROE. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, các nhà đầu tư sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức hữu ích về chỉ số ROE. Từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn và thu về lợi nhuận cho mình trong tương lai. Chúc bạn luôn may mắn và thành công với sự lựa chọn của mình!