Skip to content
friendsofthekaren.org

Friends of the Karen – Chia sẻ kiến thức tài chính, kinh tế

  • Trang chủ
  • Liên hệ
friendsofthekaren.org

Friends of the Karen – Chia sẻ kiến thức tài chính, kinh tế

  • Trang chủ
  • Liên hệ
friendsofthekaren.org

Friends of the Karen – Chia sẻ kiến thức tài chính, kinh tế

indicator la gi

Indicator là gì? Các loại chỉ báo quan trọng trong forex

  • friendsofthekaren
  • 05/05/2021

Bất cứ trader nào khi tham gia vào thị trường forex, chứng khoán hay crypto đều phải nắm được các chỉ báo phân tích kỹ thuật (Indicator). Vậy bạn có biết Indicator là gì hay không? Những chỉ báo nào hay được sử dụng? Cùng theo dõi ngay bài viết này của chúng tôi để tìm kiếm câu trả lời cho mình nhé!

 Indicator là gì?

Indicator hay còn gọi là chỉ báo. Đây là thuật ngữ để chỉ tập hợp các điểm tạo thành một xu hướng. Dựa vào các xu hướng này các nhà đầu tư sẽ biết được giá sẽ tăng hay giảm để vào lệnh mua bán.

 Indicator la gi

Bất kỳ một Indicator nào cũng có những chức năng đọc tín hiệu về biến động giá trên thị trường. Hay xác định các xu hướng tăng giảm sắp diễn ra trong tương lai. Thông thường, các trader sẽ kết hợp nhiều loại chỉ báo khác nhau, để xây dựng chiến lược giao dịch riêng cho mình.

>> Xem thêm: ROIC là gì?

 Các loại chỉ báo Indicator trong forex

Hiện nay, trên thị trường ngoại hối có rất nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số chỉ báo quan trọng, được các trader sử dụng phổ biến.

1. Chỉ báo nhanh

– Chỉ báo nhanh (chỉ báo giao động) có tên tiếng anh là Leading Indicator. Chỉ báo này sẽ cung cấp các tín hiệu biến động của thị trường trước khi thực sự xảy ra.

– Trong nhóm chỉ báo nhanh, các đường chỉ báo sẽ nằm trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới. Mỗi loại chỉ báo có mức phạm vi giới hạn khác nhau. Khi đường chỉ báo đến gần với đường giới hạn trên thì cặp tiền tệ rơi vào dạng quá mua, lúc này thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Ngược lại, chỉ báo tiến sát gần với đường giới hạn dưới thì lúc này cặp tiền tệ đó rơi vào dạng quá bán và thị trường sẽ điều chỉnh tăng.

– Mỗi chỉ báo kỹ thuật sẽ đưa ra rất nhiều tín hiệu giao dịch khác nhau, và việc của trader chính là đánh gía đâu là tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch đạt hiệu quả cao.

Nhóm chỉ báo nhanh thường có 2 dạng tín hiệu được áp dụng phổ biến trong các giao dịch trên thị trường ngoại hối:

  • Quá mua – quá bán (overbought – oversold)
  •  Phân kỳ/ hội tụ (divergence/ convergence)

Một số chỉ báo nhanh thường gặp là:

  • RSI: Hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Người ta thường dùng RSI để tìm ra vùng quá mua và quá bán hay đưa ra dấu hiệu đảo chiều. Dựa vào đây anh em trader sẽ biết khi nào nên mua, bán hay thoát lệnh.
  • Stochastic: Để phân tích chỉ báo này người ta sẽ dựa trên giá đóng cửa và nó sẽ cho biết xu hướng thị trường sẽ thay đổi sớm hơn so với khối lượng.

Ưu và nhược điểm của chỉ báo nhanh:

  • Ưu điểm: Giúp cho các nhà đầu tư có được thông tin trước khi thị trường thực sự xảy ra biến động. Từ đó, có cơ hội để gia tăng lợi nhuận của mình.
  • Nhược điểm: Do chỉ báo nhanh thường đưa ra dự đoán trước khi biến động thực sự xảy ra. Đồng thời, chỉ báo nhanh tạo ra rất nhiều các tín hiệu khác nhau. Chính vì vậy, trader rất dễ bị loạn và gặp rủi ro khi sử dụng tất cả các tín hiệu đó cho giao dịch của mình.

2. Chỉ báo chậm

– Chỉ báo chậm (chỉ báo động lượng) trong tiếng Anh là Lagging Indicator. Chỉ báo này đưa ra các tín hiệu sau khi thị trường biến động, các xu hướng đã được hình thành.

– Thay vì bị giới hạn bởi đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới, các đường chỉ báo chậm sẽ dao động xung quanh một đường trung tâm.

– Vì chỉ báo chậm đưa ra tín hiệu sau khi xu hướng trên thị trường đã có, vì vậy, không mang lại cơ hội đầu tư cho các trader. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ báo chậm lại đặc biệt hiệu quả khi thị trường có biến động mạnh, giúp cho trader giữ được vị thế trong thời gian dài để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Một số chỉ báo chậm thường gặp là:

  • MA: Đây là đường trung bình được tính toán dựa trên số liệu giá trong lịch sử.
  • Bollinger Band: Chỉ báo này giúp các trader xác định được mức độ giao động của giá.

Ưu và nhược điểm của chỉ báo chậm:

  • Ưu điểm: Các tín hiệu do Lagging Indicator đưa ra thường chính xác và độ đáng tin cậy cao hơn so với Leading Indicator.
  • Nhược điểm: Trader sẽ không có nhiều cơ hội cho trong việc nắm bắt xu hướng mới của thị trường.

Tóm lại: Nếu sử dụng chỉ báo nhanh, trader dễ bị nhiễu bởi những tín hiệu ảo, nhưng lại có nhiều cơ hội hơn để đón đầu xu hướng.

Nếu sử dụng chỉ báo chậm, các tín hiệu sẽ chính xác hơn, lợi nhuận sẽ thấp hơn nhưng an toàn hơn.

Một số lưu ý khi giao dịch với Indicator

Để giao dịch với các chỉ báo (Indicator), các trader không những phải am hiểu chỉ báo mà phải biết cách sử dụng các chỉ báo trong các trường hợp khác nhau. Dưới đây Friends of the Karen đưa ra một số lưu ý mà bạn phải nhớ khi sử dụng Indicator:

Luu y su dung indicator

– Các trader thường dễ bị phụ thuộc khi nhìn vào chỉ báo mũi tên. Đặt lệnh mua khi mũi lên đi lên, đặt lệnh bán khi mũi tên đi xuống. Trong ngắn hạn, việc xem chỉ báo này có thể thu về lợi nhuận cho trader. Tuy nhiên, trong thời gian dài các trader sẽ mất đi khả năng phân tích thị trường hoặc cháy tài khoản vì những chỉ báo sai.

– Nên hiểu rõ bản chất của chỉ báo, để từ đó, đánh giá được mức độ hiệu quả của chỉ báo đối với những biến động của thị trường.

– Mỗi Indicator có công thức tính khác nhau, nên những tín hiệu của các chỉ báo trong cùng một nhóm có thể đưa ra là khác nhau, dẫn đến trường hợp các chỉ báo xảy ra xung đột. Chính vì vậy, nếu các chỉ báo trong cùng một nhóm đưa ra tín hiệu giống nhau thì xác suất để xu hướng thị trường biến động theo chiều hướng đó sẽ cao hơn.

Kết luận

Rất nhiều nhà giao dịch không mấy quan tâm đến Indicator. Bởi họ cho rằng việc đánh giá xu hướng thị trường thông qua các chỉ báo là không đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu trader hiểu rõ được bản chất của từng Indicator để áp dụng vào trong việc phân tích giao dịch của mình, chắc chắn khả năng gia tăng lợi nhuận sẽ càng cao.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ Indicator là gì và có cái nhìn chính xác hơn về tầm quan trọng của các loại chỉ báo trong việc phân tích biến động của thị trường Forex.

Chúc các bạn thành công!

Điều hướng bài viết

Previous Article
Next Article

Chuyên mục

  • Uncategorized (19)

Bài viết mới

  • Mainnet là gì? Tầm quan trọng của Mainnet trong coin
  • THETA coin là gì? Dự án Theta Network có gì nổi bật?
  • Sàn Kraken là gì? Đánh giá sàn Kraken có uy tín không?
  • SLP coin là gì? Những thông tin chi tiết về đồng coin SLP
  • Chỉ số PEG là gì? Cách tính PEG? PEG bao nhiêu thì tốt?
friendsofthekaren.org